Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Ăn gì để giảm cân trong mùa đông này

Nhiều người thích mùa đông vì được ăn ngon, ngủ ngon hơn. Nhưng cũng vì thế mà nhiều chị em tăng cân mùa hè, thân hình không còn thon gọn được nữa. Nhiều chị em tìm đủ mọi cách để kìm hãm sự tăng cân đó như: ăn kiêng, nhịn ăn hoặc sử dụng thuốc. Nhưng đối với những người béo thì kế hoạch đó không hề dễ dàng. 
Sau đây, Võ thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ tới các bạn một số bí quyết ăn giảm béo cho mùa đông này mà lại an toàn, không tổn hại tới sức khỏe. Hãy cùng theo dõi xem đó là những cách nào nhé!

Những đồ ăn giúp giảm cân mùa đông

Táo

Táo giúp giảm cân hiệu quả

Trong táo chứa nhiều chất xơ, ăn táo mỗi ngày giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể. Táo là thực phẩm giảm béo phổ biến, có hàm lượng calo vừa phải cùng chất xơ cao giúp bạn thỏa mãn cơn đói và nhanh đánh bay cơn thèm ăn. Không những thế, nó còn có tác dụng như loại bỏ độc tố trong cơ thể, chống táo bón, giảm đau đầu... Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn táo còn giúp răng chắc khỏe hơn. 

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh

Trong súp lơ xanh có chứa hàm lượng calo thấp, cây súp lơ nặng 146 gram chỉ chứa khoảng 50 calo, vì thế thích hợp dành cho những người ăn kiêng. Chứa nhiều chất xơ, crom, kali và lượng calo rất thấp có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể giúp giảm cân nhanh. Hơn nữa, giúp sup lơ xanh thành loại thực phẩm tuyệt vời dành cho những bạn không muốn tăng cân.
Không những thế, trong bông cải xanh có nhiều crom, chất xơ và kali và những loại chất khoáng cần thiết giúp giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp. Bạn có thể chế biến súp lơ xanh trong những bữa ăn hàng ngày, có thể làm nước ép... Ngoài ra, có thể ăn kèm với salad để nó hấp dẫn hơn.'

Sữa chua

Sữa chua

Sữa chua có hàm lượng canxi cao, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm béo bụng, đầy hơi và chứng khó tiêu. Sữa chua được nhiều người ưa thích, nó giúp bạn quên đi cảm giác đói. Không những thế làm tiêu hao lượng mỡ thừa. Ăn 1 hộp sữa chua buổi sáng và chiều là thực đơn lý tưởng để bạn giữ gìn vóc dáng, không lo sợ béo phì sau mùa đông lạnh kéo dài bởi trong nó chứa nhiều vi khuẩn axit lactic.

Bắp cải

Bắp cải

Trong bắp cải chứa nhiều chất xơ để cơ thể ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo đồng thời giúp giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể để bạn luôn giữ được vóc dáng hoàn hảo. Là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt nhất để giảm béo. Hơn nữa, nó còn có nhiều phương pháp chế biến như luộc, xào, salad...

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô

Bí ngô là thực phẩm giàu kalo, giảm cân được yêu thích. Không những thế, hạt bí ngô chiếm thành phần dinh dưỡng quan trọng, giàu magie giúp làm chậm quá trình lão hóa. Không những thế việc bạn không ngừng cắn, nhai giúp tiết nước bọt liên tục, phòng ngừa chuyển đổi chất béo và loại bỏ chất thải. Ngoài biện pháp ăn trực tiếp, bạn có thể làm salad.

Ngoài ra, bạn có thể tập boxing để giảm cân. Đây cũng là cách giảm cân nhiều chị em sử dụng. Tham khảo bao cát boxing giảm cân nhé!

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

6 môn võ giúp tự vệ và giảm cân hiệu quả

Võ thuật hiện nay là một trong những môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi nó không chỉ giúp nâng cao sức khỏe và còn có khả năng tự vệ, giúp cơ thể săn chắc hơn. Theo nhiều chuyên gia võ thuật thì những môn võ dưới đây vừa giúp nâng cao sức khỏe, sức bền giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Hãy cùng Shop côn nhị khúc Tây Sơn tìm hiểu xem đó là những môn võ nào nhé!

Vovinam - Môn võ của người Việt

Vovinam

Vovinam - Việt Võ đạo: đây là môn võ được người Việt Nam sáng tạo ra, nó tổng hợp sức mạnh của cả tay và chân, phù hợp với thể trạng của người Việt. Cùng với đó là những đòn đánh đẹp mắt. Những đòn kẹp chân của Vovinam khiến cho nó trở nên nổi tiếng trên thế giới.
Khi học Vovinam - võ sinh không những được học những thế võ, đòn đánh mà còn được học lý thuyết võ đạo, tạo nền tảng cả về thể chất lẫn tinh thần theo tinh thần võ đạo. Hiên nay, môn võ này đã được phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều người đã tìm về nơi khai sinh ra nó để học. Hơn nữa, môn võ này đã được đưa vào Seagame thi đấu.

Võ cổ truyền Việt Nam - uyển chuyển mạnh mẽ

Võ cổ truyền

Từ Bắc vào Nam nước ta có nhiều môn phái võ khác nhau và được gọi chung là võ cổ truyền Việt Nam. Điều đặc trưng của những môn võ này là nó bắt chước người xưa với những động vật sống quanh con người thường được dùng để đánh trận nên tính thực tế rất cao, thích hợp để tự vệ.
Áo đen là màu áo đặc trưng của võ cổ truyền Việt Nam. Hiện nay, môn phái Bình Định Tây sơn là nổi tiếng nhất với rất nhiều võ sinh theo học.

Karatedo

Karatedo

Nhật Bản là quốc gia có truyền thống võ thuật lâu đời với nhiều môn phái võ khác nhau được cả thế giới học tập. Một trong những môn phái nổi tiếng nhất là Karatedo, đây là môn võ chuyên về sức mạnh ở tay cùng những đòn đánh hiểm hóc. Do ít sử dụng chân nên người học Karatedo di chuyển ra đòn linh hoạt hơn.
Phái võ này có màu áo truyền thống màu trắng. Nhưng võ phục của nó có đặc điểm là áo 2 vạt chéo, quần đáy chẽn giống như võ phục của Vovinam nhưng màu sắc khác. Cách thắt đai và hệ thống karrate và vovinam giống hệt nhau.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây

Judo

Judo

Judo theo tiếng Việt là nhu đạo là môn võ sử dụng sự mềm dẻo của người dùng võ để chiến thắng sức mạnh người khác. Judo thiên về những đòn nhào lộn, né tránh và quăng quật. Vì thế, những người yếu sức có thể sử dụng nó mà không tốn nhiều sức.
Taewondo 
Đây là môn võ của người Hàn Quốc. Bộ môn này thiên về lối đánh cận chiến, những đòn chân được sử dụng rất nhiều trong môn võ này. Màu áo đặc trưng của nó là màu trắng. Nhưng kiểu áo này mang đặc trưng của người Hàn do là áo chui đầu, cổ áo sẻ chữ V hao giống với trang phục truyền thống của người Hàn. 

Kickboxing 

Kickboxing

Đây là môn thể thao giúp giảm cân, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, được ưa chuộng tại nhiều phòng tập trên thế giới và Việt Nam.
Cường độ luyện tập của Kichboxing tương đối nặng, trong 40 phút người tập có thể đốt cháy được 600-700 calo, cắt giảm và tận dụng được tối đa lượng mỡ thừa, tái tạo năng lượng cho những hoạt động khác giúp giảm cân nhanh, an toàn, hiệu quả. 60 tập boxing có tác dụng như chạy bộ 9km
Đây được coi là phương pháp giảm cân hiệu quả giúp lấy lại võ dáng nhanh chóng, đồng thời nó còn giúp cho cơ thể linh hoạt, phản ứng nhanh hơn và tăng độ khéo léo về thể hình và hệ thần kinh.

Võ tự do - MMA

MMA

MMA là môn thể thao đối kháng toàn diện gồm đấm, đá, vật, mục đích của nó là cho khả năng chiến đấu hoàn hảo nhất từ những môn võ khác nhau trên thế giới. Trong MMA bạn có thể thấy những võ sĩ có xuất thân từ những môn võ khác nhau như: đấu vật, Muay Thái, Judo, quyền Anh...
Bạn đừng nhầm quan niệm "đánh bại đối phương" trong MMA là hành vi côn đồ ảnh hưởng tới đối phương. Trong MMA, mỗi lần phạm lỗi, võ sĩ có thể bị lỗi Disqualification ngay lập tức sau 3 lần. Thậm chí, trận đấu còn có thể bị hủy tức thì khi cả 2 võ sĩ đều phạm những lỗi thô bạo vào không thể thi đấu vì tai nạn gây ra do những kỹ thuật không hợp lệ.


Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Tìm hiểu MMA là gì? UFC là gì?

MMA và UFC là thuật ngữ quen thuộc trên những kênh truyền hình thể thao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu sâu về nó. MMA là môn võ tổng hợp, hiện nay nó được phát triển mạnh mẽ, đã thu hút được nhiều người hâm mộ và tập luyện. Trong thời gian gần đây, người ta thường nói về sức chiến đấu của MMA với những môn võ khác như: Thái cực quyền, Wushu, Boxing, Vịnh Xuân Quyền, hãy Muay Thái... Bài viết sau đây, Shop võ thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ tới các bạn những kiến thức quan trọng trong bộ môn này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về MMA

UFC là gì

MMA là gì?

MMA là viết tắt của (Mixed Martial Arts) đây là môn võ thuật tổng hợp hay võ tự do, nó có tính chất đối kháng toàn diện. Khi thi đấu môn võ này, võ sĩ có thể sử dụng toàn bộ những đòn như đấm, đá, vật hay kẹp... Mục đích của MMA là tìm ra 1 kỹ năng chiến đấu hoàn hảo nhất từ những môn võ khác nhau trên thế giới. Trong MMA những võ sĩ từ những môn võ khác nhau như đấu vật, quyền Anh, Karate, kich-boxing... MMA được xem là môn võ thực dụng, cho phép dùng tất cả mọi tư thế từ những võ phái khác sao cho đánh bại được đối thủ.
Thông thường thì 1 trận đấu MMA bao gồm 3 hiệp, mỗi hiệp 5 phút. Trận chung kết thì các võ sĩ phải đấu liên tiếp 5 hiệp. 1 trận đấu được kết thúc bằng những cách như:

  • Hạ đo ván: Knock out đối thủ ngay trên sàn tới bất tỉnh và bạn lập tức là người chiến thắng.
  • Đầu hàng: Submission khi 1 võ sĩ chấp nhận thua cuộc thể hiện bằng cách vỗ 3 lần lên người đối thủ, vỗ 3 lần xuống sàn thi đấu hoặc lên tiếng chịu thua.
  • TKO: Technical Knockout hay còn gọi là kỹ thuật đo ván
  • Trọng tài dừng trận đấu khi 1 trong 2 võ sĩ bị áp đảo, bị dính đòn liên tục mà không thể tự vệ. Võ sĩ có biểu hiện chấn thương nghiêm trọng trong quá trình thi đấu ví dụ như gãy xương.
  • Bác sĩ dừng trận đấu
  • Ngưng trận đấu khu huấn luyện viên của 1 võ sĩ ném khăn trắng chịu thua
  • Decision: quyết định của ban trọng tài
  • Forfeit đầu hàng khi 1 bên tuyên bố đầu hàng trước khi trận đấu được bắt đầu
  • Disqualification: 1 võ sĩ phạm lỗi trên võ đài sẽ bị cảnh cáo, khi cảnh cáo 3 lần thì sẽ bị loại
  • No contest: đây là trường hợp mà cả 2 võ sĩ đều phạm những lỗi thô bạo hoặc không thể thi đấu do tai nạn gây ra, hay những kỹ thuật không hợp lệ thì trận đấu sẽ được tuyên bố hòa.

MMA là gì


UFC là gì

UFC (Ultimate Fighting Championship hoặc giải vô địch đối kháng đỉnh cao) đó là tên 1 hiệp hội tổ chức các trận đấu MMA. Giống như trong bóng đá có hiệp hội FIFA còn bóng rổ là NBA. UFC là động lực giúp MMA phát triển thông qua thực hiện tốt những chương trình quảng bá thương hiệu và tổ chức những trận thi đấu đỉnh cao.

Trận đấu MMA có luật hay không?

Nhiều người nghĩ MMA thi đấu không có luật nhưng đây hoàn toàn là sai. Trên thực tế, có rất nhiều luật lệ được áp dụng trong mỗi trận đấu. Luật thi đấu thống nhất cho MMA tập hợp những quy tắc chung được sử dụng trên toàn thế giới. Tất cả mọi ủy ban thể thao Mỹ đều phải áp dụng bộ luật này để điều hòa trận đấu.
Bộ luật được soạn thảo vô cùng kỹ lưỡng, gồm cả kích thước của sàn thi đấu, chỉ số kỹ thuật của băng quấn tay, quyền phân xử, các lỗi vi phạm và nhiều những quy định khác. Để có được cái nhìn sâu hơn về MMA và tránh sai luật thì người tập cần phải đọc qua cuốn luật thi đấu MMA.
Những trường hợp phạm luật trong MMA
Theo bộ luật của MMA có tới hơn 25 điều khoản được cấm niêm yết trong danh sách như không được đánh vào sau đầu, không làm tổn hại các khớp và không được có những hành vi phi thể thao gây thương tích cho đối thủ. Nếu như trọng tài phát hiện ra hành vi vi phạm công khai và có chủ đích, võ sĩ thực hiện hành vi đó có thể bị loại khỏi trận đấu. Với mỗi lỗi võ sĩ vi phạm đều bị trừ điểm. Trong 1 trận đấu chỉ có 3 hiệp thì mỗi điểm đều quyết định tới thắng thua.

Tìm hiểu UFC và MMA

Những điều không hợp lệ và cấm tại những cuộc thi chính thức của liên đoàn MMA thế giới như:

  • Không được tấn công vào háng của đối thủ
  • Không được lên gối vào đầu khi đối thủ nằm xuống
  • Không được đánh vào sau gáy hoặc xương sống đối thủ
  • Không được móc mắt đối thủ
  • Không móc hàm
  • Không chọc ngón tay vào miệng hay mũi đối thủ
  • Không được cắn đối thủ
  • Không được kéo tóc đối thủ
  • Không đánh hay bóp vào cổ của đối thủ
  • Không được sử dụng ngón tay hoặc ngón chân
  • Không được cố ý túm lấy những vòng dây giới hạn của sàn đấu
  • Không cố ý quăng đối thủ khỏi sàn đấu
  • Cào, cấu
  • Lên gối vào thận
  • Phun nhổ vào đối thủ
  • Tấn công đối thủ khi đối phương đang chịu sự nhắc nhở của trọng tài
  • Tấn công vào đối thủ khi hết hiệp
  • Sử dụng ngôn ngữ để lăng mạ đối thủ trong trận đấu

Những hạng cân thi đấu MMA

Trong MMA được chia thành 9 hạng cân để thi đấu. UFC hiện nay có những hạng cân như:

  • Hạng ruồi: cho những võ sĩ dưới 125 pounds (57kg)
  • Hạng gà: những võ sĩ từ trên 125 đến 135 pounds (47 tới 61kg)
  • Hạng lông: võ sĩ từ trên 135 đến 145 pounds ( 61 tới 66kg)
  • Hạng nhẹ: trên 145~155 pounds (66-70kg)
  • Hạng bán trung: trên 155~180 pounds (70~77kg)
  • Hạng trung: trên 170~185 pounds (77~84kg)
  • Hạng dưới nặng: trên 185~205 pounds )84~93kg)
  • Hạng năng: trên 205~265 pounds (trên 93 đến 129kg)

Cách tính điểm trong thi đấu MMA

Trận đấu có 3 giám khảo ngồi ở 3 góc lồng đấu, họ đánh giá khả năng ra đòn, khả năng vật, khả năng kiểm soát thế trận, tấn công và phòng thủ. Điểm tính theo thang điểm 10, bên thắng được 10 điểm còn bên thua 9 điểm hoặc dưới 9. Có rất ít trường hợp mà giám khảo cho 2 bên đều 10 điểm.

Quy định về sàn đấu MMA

Sàn đấu MMA

Thi đấu trong lồng sắt là đặc trưng của MMA để bảo vệ an toàn cho võ khi và đặc biệt các võ sĩ áp sát hoặc vật đối thủ, đây là kỹ năng phổ biến trong đối kháng MMA. Bộ quy tắc nêu rõ rằng: "Khu vực thi đấu được bao quanh bằng hàng rào bằng vật liệu thích hợp, đảm bảo cho võ sĩ không rơi xuống hoặc xuyên qua lồng xuống sàn hay vào khán giả".

UFC là hiệp hội MMA lớn nhất hiện nay nhưng không phải duy nhất

Các giải đấu UFC được phát tại hơn 145 quốc gia bằng 28 thứ tiếng khác nhau với gần 800 triệu lượt xem trên toàn thế giới chỉ tính bằng tivi. UFC cũng là chương trình truyền hình pay-per-view lớn nhất thế giới.
Nhưng ngoài ra còn những tổ chức khác ngoài UFC tại châu Mỹ với giải Bellator Fighting Championship với gần 600000 người theo dõi. Còn có giải Cage Warriors là nơi hộ tụ của nhiều võ sĩ kỳ cựu hiện nay.
Trên đây là những thông tin cơ bản về MMA và UFC. Hy vọng bài viết này giúp bạn có những hiểu biết chuyên sâu hơn về nó.

Xem thêm: Những môn võ thực chiến nguy hiểm nhất thế giới hiện nay

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Những môn võ thực chiến nguy hiểm nhất trên thế giới

Đối với võ thuật thì mỗi môn võ đều có những ưu và nhược điểm riêng, dựa theo sự ưu việt của từng môn mà những võ sư, huấn luyện viên võ thuật trên thế giới đã lựa chọn ra 7 môn võ được cho là có tính thực chiến nguy hiểm nhất trên thế giới. Hãy cùng Võ thuật Tây Sơn tìm hiểu xem đó là những môn võ nào nhé!

Những môn võ thực chiến nguy hiểm nhất trên thế giới

Kickboxing

Kichboxing

Kickboxxing là môn võ thuật được phát triển từ quyền Anh, quyền Thái và Karate. Nếu như trong boxing cổ điển chỉ sử dụng những cú đấm thì kickboxing kết hợp cả đấm và đá. Đây cũng là môn võ chỉ dành cho phái mạnh với những đòn đánh rất nguy hiểm và bạo lực. Những cú đấm thôi sơn, đòn đánh ác liệt có thể dễ dàng hạ knock-out đối thủ nhanh chóng. Kickboxing là 1 trong những môn võ tự vệ và chiến đấu hiệu quả nhất hiện nay.

Muay Thái

Muay Thái

Muay Thái được ra đời từ thế kỷ 16 với tên gọi ban đầu là Muay Boran. Môn võ này sử dụng toàn bộ những bộ phận trên cơ thể để chiến đấu kể cả củi chỏ và đầu gối. Vì thế mà Muay Thái được coi là môn võ nguy hiểm và tàn bạo nhất trên thế giới. Hiện nay, môn võ này được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới bởi nó có khả năng chiến đấu và tự vệ cao. Những giải đấu Muay Thái và UFC đã trở thành sân chơi lớn thu hút đông đảo fan hâm mộ trên toàn thế giới.

Krav Maga

Krav Maga

Krav Maga là môn võ tự vệ của quân đội Isarel, nó được võ sư Imi Lichtenfied sáng tạo. Môn võ này kết hợp giữa Boxing, Savate, Vịnh Xuân Quyền, Muay Thái, Judo, đô vật và Jiu-jitsu. Nó được xem là môn võ có tính sát thương cao, hiệu quả chiến đấu tốt nhất với những đòn tấn công trực tiếp vào những chỗ hiểm trên cơ thể như ngực, cổ, mắt, xương sườn, yết hầu. Hiện nay, môn võ này đã được truyền bá rộng rãi trong quân đội các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Systema

Systema

Systema là sự pha trộn giữa võ cổ truyền của Nga cùng những tinh hoa của võ thuật phương Đông, nó được HLV Mikhail Ryabko sáng tạo và truyền bá. Môn võ này đòi hỏi sự tập trung cao độ, kết liễu đối thủ với những đòn dứt khoát, nhanh, mạn. Systema được truyền bá rộng rãi và là môn võ cơ bản, bắt buộc của quân đội, cảnh sát Nga. Không những dạy đòn đánh hiểm độc, mà nó còn rèn luyện yếu tố tâm lý và tinh thần thép.

Wushu Shanshou 

Wushu Shanshou

Wushu Shanshu là môn võ hiện đại, vô cùng tàn bạo, nguy hiểm của Trung Quốc. Môn võ này là sự tổng hợp từ những môn phái Võ Đang, Không Động, Nga Mi, Thiếu Lâm, Vịnh Xuân Quyền. Wushu Shanshu là tinh hoa của võ thuật cổ truyền Trung Hoa với những thế đánh đàn bạo, độc và vô cùng nguy hiểm. Do có tính thực chiến cao nên nó được chọn là môn võ cận chiến của quân đội Trung Quốc.

Võ cổ truyền Việt Nam

Võ cổ truyền Việt Nam

Từ 1 dân tộc nhỏ bé, luôn phải chịu những cuộc chiến tranh xâm lược, những bậc võ sư tiền bối của Việt Nam đã đúc kết và rút ra được những miếng đánh nguy hiểm và độc nhất. Với nguyên lý lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, hạ kẻ thù nhanh nhất thì võ cổ truyền Việt Nam là môn võ có chiến thuật cận chiến nguy hiểm nhất Thế giới. Ngoài ra, võ cổ truyền Việt Nam còn có những bài quyền cước đẹp mắt, kỹ thuật dùng binh khí linh hoạt, uyển chuyển. 

Triệt Quyền Đạo

Triệt quyền đạo

Đây là môn võ do ngôi sao võ thuật điện ảnh Lý Tiểu Long sáng lập ra. Nó được kết hợp từ những môn võ phương đông như Vịnh Xuân Quyền... với những môn võ phương Tây để tạo thành với nguyên lý cắt đứt đường quyền của đối thủ trước khi họ tung ra đòn. Triệt quyền đạo đòi hỏi tốc độ, nhãn quan tốt, bền bỉ, khả năng ra đòn chính xác, mạnh mẽ. Nhiều võ sư đã đánh giá Triệt quyền đạo có tính thực chiến cao hơn Muay Thái và kichboxing.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

8 môn võ nổi tiếng trên thế giới hiện nay (tiếp)

Trong phần trước của bài viết "8 môn võ nổi tiếng trên thế giới hiện nay", Shop Võ thuật Tây Sơn đã gửi tới các bạn 4 môn võ nổi bật có nhiều người theo học hiện nay đó là Kich-boxing, karate, Aikido và Vịnh Xuân Quyền. Trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi tới các bạn 4 môn võ tiếp theo. Hãy cùng tham khảo xem đó là những môn võ nào nhé!

8 môn võ nổi tiếng trên toàn thế giới (tiếp)

Nhu thuật

Nhu thuật

Nhu thuật là tên gọi chung cho nhiều môn võ cổ truyền của người Nhật. Nhu thuật được bắt nguồn từ những võ sĩ samurai xa xưa của Nhật, dùng tay không để tự vệ và chống lại những đối thủ có võ trang hoặc không võ trang. Do các Samurai nhận thấy phương pháp đấm đá của môn võ khác không hiệu nghiệm khi chống lại địch thủ mặc áo giáp, họ đã phát minh ra phương pháp quật ngã, đè, iết cổ, khóa chân, khóa tay... để kháng cự địch thủ. Những phương pháp này dựa trên lý thuyết dùng sức tấn công của đối thủ để kiềm chế lại địch thủ thay vì chống trả trực tiếp. Nhu thuật có nhiều phương pháp khác nhau. Vì thế từ nó sinh ra nhiều môn võ phái khác nhau.

Nhu đạo (Judo) là môn võ rất nổi tiếng được bắt nguồn từ nhu thuật. Ngoài ra thì những môn võ khác như Aikido,... hoặc những môn phái hiện đại khác như nhu thuật Brazil,... đều có nguồn gốc chính từ nhu thuật. Đây còn được coi là môn võ tổng hợp những tinh hoa của võ thuật phương Đông vì nó bao gồm những cách tấn công nh: vật, khóa, đè, đấm, đá, điểm huyệt, đánh vào quan tiết. Nhưng, do nó có tính chất nguy hiểm và tàn bạo nên môn võ này ít được lưu truyền.

Triệt quyền đạo

Triệt quyền đạo

Lý Tiểu Long được coi là người đã đưa võ thuật Trung Hoa tới toàn thế giới với những bài múa côn nhị khúc, những thước phim võ thuật đẹp mắt, mạnh mẽ. Triệt quyền đạo là môn võ do Lý Tiểu Long sáng tạo ra với sự kết hợp giữa Vịnh Xuân Quyền và những môn võ phương tây như Quyền Anh, đấu kiếm, thể dục thể hình. Quan trọng hơn, Triệt Quyền Đạo vận dụng bộ tấn và cách di chuyển từ môn đấu kiếm của phương Tây. Môn võ này còn có tên gọi khác là Tiệt quyền đạo. Chữ tiệt có nghĩa là cắt đứt hoặc 1 đoạn. Ý nghĩa Theo Lý Tiểu Long là môn võ này khi đánh ra cắt đứt đường quyền của đối thủ, trước khi đối thủ có thời gian phản ứng.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng triệt quyền đạo là triệt tiêu đối thủ. Tên này nghe hay hơn nên nó trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam, mặc dù nó không đúng ý nghĩa của người sáng lập ra là Lý Tiểu Long.

Quyền Anh

Quyền Anh

Quyền Anh hay boxing, đấm bốc là môn võ thể thao đối kháng giữa 2 người, nó được xuất phát từ phương Tây, sử dụng cú đấm kết hợp với di chuyển chân, đầu và thân mình. Quyền Anh nghiệp dư cũng là 1 nội dung thi đấu của nhiều đại hội thể thao trên thế giới, trong đó có cả Olympic. Võ sĩ Muhamad Ali là huyền thoại của môn võ này.

Nhu thuật Brazil

Nhu thuật Brazil

Nhu thuật Brazil hay Nhu thuật Ba Tây là môn võ tự vệ và môn thể thao thi đấu đối kháng thông qua hình thức ứng dụng những đòn vật và khóa tay chân. ở tư thế nằm trong những cuộc thi đấu trên võ đài. Môn võ này được bắt nguồn từ quá trình truyền thụ võ học tại Brazil của võ sư nhu đạo Maeda Mitsuyo và được cải tiến từ người đệ tử của ông là Carlost Cracie, người đã kết hợp những thế võ căn bản của Nhu Thuật với tinh hoa quyền thuật Ba Tây và sáng chế ra "Nhu thuật Ba Tây". Gia tộc Gracie đã phát triển sau này còn được gọi là "Nhu Thuật Gracie"

Bài viết trên, Võ thuật Tây Sơn đã giới thiệu tới các bạn toàn bộ 8 môn võ nổi tiếng trên Thế giới. Vậy bạn đang học môn võ nào? 

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

8 môn võ nổi tiếng trên thế giới hiện nay

Trên thế giới có nhiều môn võ phái khác nhau mỗi môn võ đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Trong số những môn võ đó, hiện nay có 8 môn võ nổi tiếng được ưa chuộng trên thế giới. Hãy cùng Võ thuật Tây Sơn tìm hiểu xem đó là những môn võ nào qua bài viết sau nhé!

8 môn võ nổi tiếng trên toàn thế giới

1. Kich-boxing

Kich-boxing

Kich-boxing là môn võ được phát triển từ quyền Thái, quyền Anh và cả karate. Nếu như môn boxing cổ điển chỉ sử dụng những cú đấm thì kick-boxing là sự kết hợp cả đấm lẫn đá. Hiện nay, môn võ này được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng, nó không những để tự vệ, đối kháng mà còn có thể rèn luyện sức khỏe. Trong môn võ này, các võ sĩ đấu tự do hơn so với boxing nhiều. Qúa trình di chuyển bằng chân, quan sát và đấm đỡ bằng tay của kick-boxing tạo sự vận động tối đa cho toàn bộ cơ bắp. Chính việc vừa vận động lại vừa quan sát sẽ giúp người tập rèn thêm sự nhanh nhạy - sự nhận biệt lớn so với cơ thể tập thể hình hay chạy điền kinh.

2. Karate

Karate

Karate hay còn gọi là karate Do là môn võ thuật truyền thống của Okinawa - Nhật Bản. Môn võ này nổi tiếng với nghệ thuật chiến đấu với những đòn đấm, đá, đánh cùi chỏ, đầu gối đặc trưng cùng những kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong môn Karate còn có những kỹ thuật đấm móc, những kỹ thuật đấm liên hoàn, kỹ thuật né, chặn, khóa, quật ngã cùng những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng thêm sức mạnh cho những động tác tấn đỡ, Karate sử dụng những kỹ thuật xoay hông để tập trung lực năng lượng của toàn bộ cơ thể vào thời điểm tác động của những cú đánh. 

3. Aikido

Aikido

Aikido là môn võ thuật của Nhật Bản được Ueshiba Morihei (1883-1969) đã sáng tạo ra dựa trên cơ sở của những môn võ cổ truyền của Nhật Bản như: Nhu thuật, Kiếm thuật và thương thuật. Trong Aikido cũng như những môn võ thuật Nhật Bản khác, vừa có sự tập luyện về thể chất lại vừa luyện tập về tinh thần. Việc tập luyện thể chất trong Aikido vô cùng phong phú bao gồm cả tập thể chất và trau dồi kinh nghiệm nói chung, cũng như những kỹ thuật đặc biệt. Bởi 1 phần quan trọng trọng trong Aikido là kỹ thuật ném đối thủ. Vì thế điều đầu tiên các môn sinh học đó là ngã hoặc lăn an toàn. Những kỹ thuật đánh đặc biệt gồm đánh và nắm. kỹ thuật phòng thủ gồm ném và khóa. Sau khi học xong những kỹ thuật cơ bản, các môn sinh bắt đầu học phòng thủ tự do chống lại nhiều đối thủ và trong nhiều trường hợp là kỹ thuật chống vũ khí. 

4. Vịnh xuân Quyền

Vịnh Xuân Quyền

Đây là môn võ thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Một số người cho rằng Vịnh Xuân Quyền có lịch sử không dưới 400 năm nhưng hầu hết đều khẳng định nó từ phong trào Phản Thanh phục Minh cách đây khoảng 2 thế kỷ. Hiện nay, môn võ này đã du nhập ra nhiều quốc gia châu Á và cả các nước phương tây. Sự thành đạt của Lý Tiểu Long trong những bài múa côn nhị khúc và bài quyền Vịnh Xuân vào những thập niên 70 đã giúp cho Vịnh Xuân Quyền được nhiều người đam mê võ thuật trên toàn thế giới biết tới. Đã đưa Vịnh Xuân Quyền từ chỗ chỉ truyền dạy âm thầm trong những gia tộc thành môn phái được nhiều người đam mê luyện tập với hàng triệu đệ tử cùng hàng chục hệ phái trên toàn thế giới. 

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Võ thuật cổ truyền Việt Nam là chỉ những hệ phái võ thuật xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, đã được người Việt sáng tạo ra và bồi đắp qua nhiều thế hệ đã hình thành nên kho tàng những đòn, thế, những bài quyền, bài binh khí, những kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ thuật này, người Việt đã dựng nước, mở mang bờ cõi và bảo vệ đất nước trong suốt chiều dài lịch sử.
Về cái tên "võ cổ truyền Việt Nam" thì theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn quyền thuật miền Trung thì võ ta gắn liền với dân tộc từ hàng ngàn năm qua, nó mang vẻ đẹp mà không môn phái nào trên thế giới có được, đây không chỉ là môn võ để phòng thân, chống lại kẻ thù xâm lấn bờ cõi đất nước mà còn là lối sống, một nhân sinh, tư tưởng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất cái tên "võ ta" chúng ta vô tình đánh mất luôn hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ đẹp mắt này. Võ sư Võ Kiểu này cho rằng việc thay thế danh xưng "Võ ta" bằng cái tên "Võ cổ truyền Việt Nam" vô tình đã đánh mất luôn hệ tư tưởng Việt Nam ẩn chứa trong môn võ đẹp này. 

Võ cổ truyền

Lịch sử võ cổ truyền Việt Nam

Tại Việt Nam ở thời Pháp mới chiếm nước ta các hệ phái võ cổ truyền đã bị thực dân Pháp cấm lưu hành vì những người đứng đầu phong trào khởi nghĩa chống Pháp đều là những người giỏi võ ở Việt Nam. Đến khoảng năm 1925 thì võ cổ truyền Việt Nam được khôi phục song song với những môn võ ngoại quốc khác đưa vào Việt Nam như Quyền Anh, Thiếu Lâm,... 
Trong giai đoạn này, có nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng, toàn quốc Việt Nam trước năm 1945 ai cũng nghe tới danh của Tứ Đại Võ Sư là Bái Mùa Cát Quế đào tạo vô số thanh niên yêu nước sẵn sàng bảo vệ quê hương và phụng sự dân tộc, tạo truyền thống thượng võ lan rộng ra khắp năm châu. Tới năm 1945, cụ Quế có các cao đồ là sư tổ Nguyễn Văn Qúy và Trưởng Tràng là Võ Sư Đặng Văn Hinh, kế tiếp là võ sư kiêm Giáo sư Tiến sĩ Đặng Quang Lương, Chưởng Môn võ phái Việt Đạo Quán trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tới năm 1975 được bổ nhiệm làm Chưởng Môn Việt Đạo Quán Thế giới; 3 võ sư còn lại trong 4 đại danh sư kế tới được mệnh danh là "Tam Nhựt" bao gồm: Hàn Bái, Bá Cát, Bày Mùa vì nó có công lớn trong việc phục hồi võ truyền thống Việt Nam trong thời gian này. Mãi tới khi Pháp rời khỏi Việt Nam thì chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam (VABA) và Tổng Hội Võ Sư Nghiên cứu và Phổ Biến Võ Học Việt Nam được gọi tắt là tổng hội Võ Học Việt Nam. Ba võ sư có công lớn trong giai đoạn này là: Trương Thanh Đăng - tổ sư võ phái Bình Định Sa Long Cương, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai mệnh danh là "Tam Nguyệt" tiếp nối việc khôi phục phát triển võ Việt Nam.

Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Tuy nhiên, tại miền Nam Việt Nam từ năm 1960 tới năm 1963, Ngô Đình Diệm lại tiếp tục cấm các đoàn võ thuật phát triển, vì năm 1960 trong lực lượng tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại có đoàn võ sĩ Nhu đạo do võ sư Phạm Lợi chỉ huy. Năm 1964, võ thuật được tiếp tục hoạt động, trong đó có võ Việt Nam. Trong giai đoạn này, võ thuật Việt Nam đã lớn mạnh, sánh vai ngang hàng với võ thuật của các nước khác trong khu vực như: Indonesia, Thái Lan, Hồng Kông, Lào, Đài Loan, Campuchia,... Nhiều võ sĩ Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước nhà vô địch của những võ sĩ nước bạn trong khu vực. 4 võ sư đã có công đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng quyền thuật Việt Nam, nhất là đào tạo ra những võ sĩ giỏi đại diện cho màu cờ sắc áo Việt Nam chiến thắng vẻ vang nhiều nhà vô địch các nước bạn là: Từ Thiện, Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. 4 võ sư này đã được Tổng Nha Thanh Niên trao tặng Bằng Khen về thành tích vẻ vang cho đất nước, rồi từ đó, giới võ thuật bốn võ sư này chính là "Tứ Tú" nối tiếp "Tam Nhựt" và "Tam Nguyệt" trong việc khôi phục lại truyền thống Võ thuật Việt Nam.

Lịch sử võ thuật Việt Nam

Tới sau 30 tháng 4 năm 1945 do chính trị nước ta còn hỗn loạn, Võ thuật Việt Nam tạm ngừng phát triển 1 thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân đội Trung Quốc và Khmer đỏ tấn công Việt Nam, nước Việt Nam đã khôi phục hoạt động võ thuật, trong đó có võ cổ truyền Việt Nam để thanh niên có tinh thần rèn luyện bất khuất, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Rồi sau đó, các liên đoàn võ thuật hình thành để có thể quản lý những phong trào võ thuật, trong đó có liên đoàn võ thuật Cổ truyền Việt Nam được hình thành năm 1991. Nhưng do nhiều lý do mà cho tới năm 2007 võ thuật Việt Nam vẫn chưa được nhà nước quan tâm phát triển như những môn võ thuật quốc tế khác như: Teakwondo, Judo, Karatedo, Wushu, Pencak silat, Boxing, Vovinam,...