Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Binh khí độc môn của Thiếu Lâm Tự là gì? (tiếp)

Trong phần trước của bài viết "Binh khí độc môn của Thiếu Lâm Tự là gì?" Shop Võ thuật Tây Sơn đã cho các bạn thấy được sự lợi hại của trường côn, binh khi được các cao tăng Thiếu Lâm sử dụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới thêm côn pháp của Hồng Hy Quan và côn pháp Việt Nam. Hãy cùng theo dõi nhé!

Binh khí huyền thoại của Thiếu Lâm Tự

Côn pháp thượng thừa của Hồng Hy Quan

Trong giới võ thuật, có rất nhiều cao thủ côn pháp nhưng để đạt tới trình độ thượng thừa, tinh diệu thì phải nói tới Hồng Hy Quan (1745- 1825)
Ông là cao thủ võ thuật xuất thân từ nam Thiếu Lâm, đã sáng lập ra tuyệt kỹ Hồng Gia Quyền ( Thiếu Lâm Hồng gia) dưới thời Thanh. Lúc sinh thời, Hồng Hy Quan là đệ tử tục gia của thiền sư trụ trì Nam Thiếu Lâm là Chí Thiện ở tỉnh Phúc Kiến thời kỳ đầu vua Càn Long.
Không những tinh thông các bài quyền Thiếu Lâm, ông còn là bậc thầy của những loại binh khí như đơn đao, song đao, côn tam khúc, đinh ba, tiêu, quạt... Trong đó lợi hại nhất chính là trường côn.
Ông cũng chính là người sáng tạo ra những bài "đặc sản" của Hồng Gia Quyền là Ngũ Lang Bát Quái
côn, Bát Quái Côn Đơn Đầu, Lưỡng Đầu Côn...
Có lần Hồng Hy Quan sử dụng Ngũ Lang Bát Quái Côn chiến đấu với hàng chục đối thủ cầm thương, đao và ông đã giành chiến thắng.
Có tài liệu ghi rằng, tuyệt kỹ côn pháp được biến hóa theo tứ tượng bát quái, có sức mạnh lên tới mức vô địch thiên hạ "điên đảo càn khôn". Thậm chí khi thi triển tuyệt kỹ này, người dùng không được có tà tính nếu không gian hồ gặp nạn.
Ngoài Hồng Hy Quan, 1 số tài liệu cũng cho rằng Bồ Đề Đạt Ma (người sáng lập ra Thiếu Lâm Tư) hay Triệu Khuông Dẫn (Vua Tống) cũng đạt tới trình độ tinh diệu của côn pháp nhưng hầu như không được mô tả chi tiết.

Côn pháp Việt Nam.. khiến Thiếu Lâm Trung Hoa cũng phải nể phục

Trường côn Việt Nam

Việt Nam cũng là cái nôi của những tuyệt kỹ sử dụng trường côn, tiêu biểu có võ phái Bình Định hay Tân Khánh Bà Trà. 
Nhưng hiện nay, các hệ phái Bình Định nhiều kỹ pháp côn đã bị thất truyền, mặc dù 1 số bậc thầy Bình Định gia sử dụng côn vẫn vang danh, như cố võ sư Hồ Ngạnh với những đường côn "hẹn ngày chết".
Võ phái Tân Khánh Bà Trà cũng có những bậc tiền bối từng nổi danh với những đường côn tuyệt kỹ đả bại nhiều cao thủ khắp lục tỉnh Nam Kỳ như đệ nhất côn Đỗ Văn Mạnh.
Đây cũng là phái sáng tạo nhiều bài côn danh tiếng như Tấn Nhứt, từ môn, giáng hỏa, Thái Sơn...
Đặc điểm của trường côn Việt Nam là côn phá 2 đầu và luôn đánh theo chiều nghịch, lấy nghịch chế thuận là đối phương mất phương hướng rơi vào bất ngờ, lúng túng, bất ngờ. Côn pháp còn áp dụng triệt để phép âm dương ngũ hành cùng năng lực biến hóa của đồ hình bát quái trong triển khai đấu pháp và khi di chuyển, chế ngự 2 chân. 
Khi bị đối phương tấn công thì không đỡ để thân thủ và lập tức vung côn áp sát, lượng theo chiều côn của đối thủ để công đòn, đồng thời chế tầm roi để thực hiện thế "đâm so đũa" 1 võ thế bí truyền chưa có cách hóa giải.
Võ Bình Định gọi là ngọn roi cộng lực "tuyệt kỹ", "xuất quỷ nhập thần" có 1 không 2 tại Việt Nam.
Nhìn chung thì côn pháp Việt Nam thường dương đông kích tây, đập tả về hữu, lấy thượng đánh hạ, lấy hạ biến thượng, trùng trùng điệp điệp rất khó có thể hóa giải được.
Cũng xuất phát từ trường côn, lão võ sư Trần Công - trưởng môn phái Không Động Việt Nam còn cái biến thành "hổ vĩ côn" gồm 3 đoạn nối với nhau như côn tam khúc (3 đoạn côn có chiều dài không đều nhau nối theo thứ tự từ dài tới ngắn).

Xem thêm những bài viết khác tại: http://connhikhuctayson.blogspot.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét