Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Võ thuật cổ truyền Việt Nam là chỉ những hệ phái võ thuật xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, đã được người Việt sáng tạo ra và bồi đắp qua nhiều thế hệ đã hình thành nên kho tàng những đòn, thế, những bài quyền, bài binh khí, những kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ thuật này, người Việt đã dựng nước, mở mang bờ cõi và bảo vệ đất nước trong suốt chiều dài lịch sử.
Về cái tên "võ cổ truyền Việt Nam" thì theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn quyền thuật miền Trung thì võ ta gắn liền với dân tộc từ hàng ngàn năm qua, nó mang vẻ đẹp mà không môn phái nào trên thế giới có được, đây không chỉ là môn võ để phòng thân, chống lại kẻ thù xâm lấn bờ cõi đất nước mà còn là lối sống, một nhân sinh, tư tưởng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất cái tên "võ ta" chúng ta vô tình đánh mất luôn hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ đẹp mắt này. Võ sư Võ Kiểu này cho rằng việc thay thế danh xưng "Võ ta" bằng cái tên "Võ cổ truyền Việt Nam" vô tình đã đánh mất luôn hệ tư tưởng Việt Nam ẩn chứa trong môn võ đẹp này. 

Võ cổ truyền

Lịch sử võ cổ truyền Việt Nam

Tại Việt Nam ở thời Pháp mới chiếm nước ta các hệ phái võ cổ truyền đã bị thực dân Pháp cấm lưu hành vì những người đứng đầu phong trào khởi nghĩa chống Pháp đều là những người giỏi võ ở Việt Nam. Đến khoảng năm 1925 thì võ cổ truyền Việt Nam được khôi phục song song với những môn võ ngoại quốc khác đưa vào Việt Nam như Quyền Anh, Thiếu Lâm,... 
Trong giai đoạn này, có nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng, toàn quốc Việt Nam trước năm 1945 ai cũng nghe tới danh của Tứ Đại Võ Sư là Bái Mùa Cát Quế đào tạo vô số thanh niên yêu nước sẵn sàng bảo vệ quê hương và phụng sự dân tộc, tạo truyền thống thượng võ lan rộng ra khắp năm châu. Tới năm 1945, cụ Quế có các cao đồ là sư tổ Nguyễn Văn Qúy và Trưởng Tràng là Võ Sư Đặng Văn Hinh, kế tiếp là võ sư kiêm Giáo sư Tiến sĩ Đặng Quang Lương, Chưởng Môn võ phái Việt Đạo Quán trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tới năm 1975 được bổ nhiệm làm Chưởng Môn Việt Đạo Quán Thế giới; 3 võ sư còn lại trong 4 đại danh sư kế tới được mệnh danh là "Tam Nhựt" bao gồm: Hàn Bái, Bá Cát, Bày Mùa vì nó có công lớn trong việc phục hồi võ truyền thống Việt Nam trong thời gian này. Mãi tới khi Pháp rời khỏi Việt Nam thì chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam (VABA) và Tổng Hội Võ Sư Nghiên cứu và Phổ Biến Võ Học Việt Nam được gọi tắt là tổng hội Võ Học Việt Nam. Ba võ sư có công lớn trong giai đoạn này là: Trương Thanh Đăng - tổ sư võ phái Bình Định Sa Long Cương, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai mệnh danh là "Tam Nguyệt" tiếp nối việc khôi phục phát triển võ Việt Nam.

Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Tuy nhiên, tại miền Nam Việt Nam từ năm 1960 tới năm 1963, Ngô Đình Diệm lại tiếp tục cấm các đoàn võ thuật phát triển, vì năm 1960 trong lực lượng tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại có đoàn võ sĩ Nhu đạo do võ sư Phạm Lợi chỉ huy. Năm 1964, võ thuật được tiếp tục hoạt động, trong đó có võ Việt Nam. Trong giai đoạn này, võ thuật Việt Nam đã lớn mạnh, sánh vai ngang hàng với võ thuật của các nước khác trong khu vực như: Indonesia, Thái Lan, Hồng Kông, Lào, Đài Loan, Campuchia,... Nhiều võ sĩ Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước nhà vô địch của những võ sĩ nước bạn trong khu vực. 4 võ sư đã có công đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng quyền thuật Việt Nam, nhất là đào tạo ra những võ sĩ giỏi đại diện cho màu cờ sắc áo Việt Nam chiến thắng vẻ vang nhiều nhà vô địch các nước bạn là: Từ Thiện, Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. 4 võ sư này đã được Tổng Nha Thanh Niên trao tặng Bằng Khen về thành tích vẻ vang cho đất nước, rồi từ đó, giới võ thuật bốn võ sư này chính là "Tứ Tú" nối tiếp "Tam Nhựt" và "Tam Nguyệt" trong việc khôi phục lại truyền thống Võ thuật Việt Nam.

Lịch sử võ thuật Việt Nam

Tới sau 30 tháng 4 năm 1945 do chính trị nước ta còn hỗn loạn, Võ thuật Việt Nam tạm ngừng phát triển 1 thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân đội Trung Quốc và Khmer đỏ tấn công Việt Nam, nước Việt Nam đã khôi phục hoạt động võ thuật, trong đó có võ cổ truyền Việt Nam để thanh niên có tinh thần rèn luyện bất khuất, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Rồi sau đó, các liên đoàn võ thuật hình thành để có thể quản lý những phong trào võ thuật, trong đó có liên đoàn võ thuật Cổ truyền Việt Nam được hình thành năm 1991. Nhưng do nhiều lý do mà cho tới năm 2007 võ thuật Việt Nam vẫn chưa được nhà nước quan tâm phát triển như những môn võ thuật quốc tế khác như: Teakwondo, Judo, Karatedo, Wushu, Pencak silat, Boxing, Vovinam,...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét