Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Binh khí độc môn của Thiếu Lâm Tự là gì?

Vũ khí giúp Thiếu Lâm Tự bá đạo trong võ lâm được coi là "Thái Sơn Bắc Đẩu" không gì khác chính là trường côn, loại vũ khí lâu đời có ảnh hưởng rất lớn tới võ thuật. Sau đây, shop dụng cụ võ thuật Tây Sơn sẽ giúp bạn tìm hiểu về loại binh khí này nhé!

Trường côn lợi hại như thế nào?


Thích Tiểu Long múa côn

Trong võ thuật Trung Hoa thì trường côn được sử dụng rất phổ biến. Thiếu Lân nổi tiếng với côn pháp ảo diệu biến hóa với nguyên tắc "kẻ xuất gia từ bi bác ái, thà dụng côn bất dụng thương".
Bởi trường côn tuy có khả năng gây sát thương cho đối thủ nhưng nó ít làm người chết hơn so với đao, thương, phù hợp cho tăng ni, phật tử.
Khi xưa tại chùa Thiếu Lâm có 1 giới luật là cấm tuyệt đối các tăng nhân sử dụng những loại vũ khí kim loại bén nhọn có thể gây sát thương dẫn tới tử vong, nên từ đó trường côn được sử dụng thịnh hành và là vũ khí các tăng nhân trong chùa sử dụng để làm vũ khí phòng thân.
Điều đó dễ hiểu vì sao mà võ công Thiếu Lâm lại phát triển nhanh và đạt tới trình độ tinh diệu về côn pháp. 

Binh khí độc môn của Thiếu Lâm Tự là gì?

Các cao tăng Thiếu Lâm Tự ngày xưa không những dùng trường côn để chiến đấu đơn lẻ mà còn biến hóa thành những trận pháp tinh túy, ảo diệu khiến mọi đối thủ phải nể phục. Kỹ thuật côn pháp của Thiếu Lâm nổi tiếng đến nỗi viên đại tướng quân nhà Minh Thích Kế Quang sau này đề cập trong tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư. 
Ông đã viết rằng côn pháp của Thiếu Lâm tự lúc đó là số 1 tại khắp nam bắc Trung Hoa với danh hiệu Thiếu Lâm đệ nhất côn pháp. 
Mặc dù côn có tính sát thương không lớn bằng thương, kích, giáo, đại đao... nhưng côn pháp ảo diệu hơn những kỹ thuật khác và nó cực kỳ đa dạng. 

Đấu luyện trường côn

Sự biến ảo khôn  lường của côn giúp trường côn được coi là 1 vũ khí vô cùng đặc biệt.
Tại Trung Hoa có 1 môn phái nữa có 1 bộ côn pháp đó là cái bang với bộ Đả Cẩu Công Pháp gồm 36 chiêu biến hóa kỳ ảo, không lường. Tương truyền nhờ vào những tuyệt kỹ này mà Cái Bang đã trở thành môn phái nổi bật tại Trung Hoa.
Nhiều loại trường côn đến từ các võ phái trung quốc biến tấu thành côn nhị khúc, côn tam khúc, đoản công, song hổ vĩ côn... Với môn Wushu hiện đại và hầu hết những môn võ cổ truyền tại Việt Nam thì những bài trường côn là không thể thiếu.



Về kỹ thuật thì trường côn khá đa dạng: có thể loan hay khuyên (quay tròn), chặn, đả (đánh), thương (đâm), bật, xiết.... Nguyên lý sử dụng côn thường dựa trên cơ sở lực ly tâm khi đánh và phản lực khi giật. Sự phát triển về côn pháp đã trở thành nguồn gốc cho sự kế thừa của nhiều kỹ thuật của những loại binh khí khác như thương, đao, quyền trường, kích, giáo... tất cả đều ảnh hưởng rõ rệt của kỹ thuật trường côn.
Tính thực chiến cùng kỹ thuật đa dạng giúp cho côn pháp giữ 1 vị trí quan trọng trong thập bát ban binh khí và rất nhiều người học võ luyện tập.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét